Google Tìm kiếm luôn nâng cấp thuật toán và ngày càng thông minh nhờ hỗ trợ của công nghệ AI. Chính vì thế cách SEO web hiện nay rất khác nếu so với thời gian trước rất nhiều. Với bài viết đầu tiên về kiến thức SEO, Viện IT sẽ hướng dẫn cách lên một plan SEO hoàn chỉnh và tuyệt chiêu SEO web lên TOP một cách an toàn & bền vững nhờ hiểu rõ bản chất cách mà google vận hành.
Mục lục nội dung chính
- SEO Web là gì? và tại sao cần thiết?
- Đầu tiên hãy hiểu rõ cách Google vận hành
- Cách SEO website hiệu quả nhất năm 2020 – Plan SEO mẫu
- Phân tích sản phẩm – dịch vụ
- Tìm kiếm & phân tích từ khóa cần SEO
- Phân tích đối thủ một cách đầy đủ nhất
- Thiết kế / Audit website chuẩn SEO
- Tiêu chí website chuẩn SEO cơ bản
- Thiết lập và khai báo website với Google
- Xây dựng Social Media
- Sản xuất nội dung hữu ích: 5 cách viết bài chuẩn SEO
- Xây dựng Author, một chuyên gia thực thụ
- Xây dựng liên kết – Link building
- Fake tín hiệu người dùng
- SEO Audit cho website liên tục
SEO Web là gì? và tại sao cần thiết?
SEO Web là cách viết tắt của “Search Engine Optimization” – “Website” (được hiểu đơn giản tối ưu hóa công cụ tìm kiếm ở đây cụ thể là google search). Bao gồm tập hợp rất nhiều phương pháp và những kỹ thuật có thể là SEO white hat (SEO mũ trắng) hoặc SEO black hat (SEO mũ đen) nhằm tối ưu hóa website để giúp website trở nên thân thiện, có thứ hạng cao với những trình tìm kiếm (Search Engine).
Những lợi ích bất ngờ từ SEO
- Đầu tiên là nó miễn phí: Bạn không nghe nhầm đâu là FREE đó, khác với PPC, điển hình như quảng cáo google ADS được tính theo từng lượt click và dựa theo cơ chế đấu thầu. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể tối ưu hóa website của mình lên top google, mà không cần phải mất phí hoặc với chi phí rất thấp.
- Gia tăng lợi nhuận: Nếu bạn SEO cho 1 web kinh doanh hay dịch vụ, khi đã lên top thì sản phẩm & dịch vụ của bạn sẽ tiếp cận đến lượng khách hàng khổng lồ đang tìm kiếm trên google mỗi ngày. Ngoài ra còn nhiều hình thức kiếm tiền online khác từ việc SEO website như: Kiếm tiền từ Google AdSense, Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết), bán luôn website hoặc bán guest post, cho thuê banner quảng cáo…
- Phát triển nhận diện thương hiệu: Đối với 1 doanh nghiệp ngoài việc phát triển kinh doanh, cần phải xây dựng thương hiệu thật vững mạnh, SEO là mà trong những kênh marketing online tuyệt vời và hiệu quả bật nhất để xây dựng và phát triển thương hiệu.
Nên thêm: Tại sao doanh nghiệp cần làm SEO
Hành trang SEOer cần có
- Công cụ: Đừng ra chiến trận mà không mang theo gươm , hãy tìm cho mình bộ công cụ để hỗ trợ trong quá trình SEO như: Phân tích từ khóa, phân tích website, phân tích đối thủ, audit website …. và nhớ! hãy học cách sử dụng chúng thật thành thạo.
Mời xem thêm: Trọn bộ công cụ mà SEOer cần có (đang update) - Tư duy: Hãy cố gắng đọc hiểu, vận dụng và suy nghĩ những phương pháp trong bài viết của mình, vì mỗi dự án, mỗi website sẽ có mỗi chiến lược mỗi cách SEO khác nhau. Chính vì thế bạn hãy cố gắng hiểu rõ bản chất thay vì tìm kiếm những thứ có sẵn (bạn sẽ luôn luôn là người về sau).
- Thời gian công sức: Hãy chuẩn bị và thu xếp quỹ thời gian của bạn hợp lý, vì để SEO thực sự hiệu quả bạn phải cần rất rất nhiều thời gian.
- Thực chiến: Đừng đọc bài viết này khi bạn chưa có một website để thực hành, vì bạn sẽ thực sự không ghi nhớ nổi những phương pháp dưới đây mà không thực hành. Hãy bắt đầu từ việc tự thiết kế hoặc thuê làm một website chuẩn SEO offpage trước.
Bài viết này giành cho ai?
Với series này mình sẽ giúp các bạn nắm vững kiến thức SEO từ cơ bản cơ nâng cao, từ đó bạn có thể hiểu bản chất & tư duy để áp dụng thực tế vào dự án của mình.
- Anh em SEOer newbie mới vào nghề, hay đơn giản chỉ muốn tìm hiểu SEO là gì? và tìm câu trả lời lĩnh vực này có phù hợp với mình không?
- Anh em SEOer đã làm việc một thời gian nhưng SEO hoài không lên top, mất kiến thức nền tảng – không hệ thống được kiến thức.
- Chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), Start Up …, muốn khai thác kênh SEO nhưng chi phí thuê dịch vụ quá đắt đỏ, không đáp ứng được nhu cầu hay chỉ đơn giản muốn có kiến thức để làm việc với nhân viên SEO, đơn vị SEO … .
are you ready…
Đầu tiên hãy hiểu rõ cách Google vận hành
Anh em SEOer đa số là tự nghiên cứu tài liệu trên internet và học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, tuy nhiên kiến thức chắp vá khá nhiều và mất hệ thống. Lúc trước mình cũng vậy, thật sự rất may mắn sau Sự kiện SEO lớn nhất Việt Nam (Vietnam Digital SEO Submit 2019) Với phần chia sẻ của diễn giả Diệp Nguyễn về kiến thức nền tảng cách mà google hoạt động, sau những nỗ lực tìm tòi và học hỏi mình cũng hiểu được bản chất cách google thu thập, sắp xếp & đánh giá mẫu nội dung.
Quá trình thu thập và xếp hạng dữ liệu của google diễn ra khoảng 15-45 ngày. Vì thế khi public một mẫu nội dung nào đó, rồi tiến hành hành submit google thì google index ngay. Nhưng thứ hạng lúc đầu sẽ không cao, cần một khoảng thời gian để google đánh giá và xếp hạng top hay không top. Vậy quá trình này diễn này như thế nào?
Thu thập dữ liệu:
Đầu tiên khi public mẫu nội dung, googlebot sẽ cào dữ liệu và lập chỉ mục tạm thời, sau đó sẽ lưu vào cơ sở dữ liệu để tiến hành đánh giá.
Lưu ý: Thay vì chờ googlebot đến crawler, hãy submit mẫu nội dung ngay sau khi public trong Google Search Console.
Đánh giá dữ liệu:
Google tiến hành nhận diện mẫu nội dung bằng các yếu tố như:
- Cấu trúc dữ liệu website: Structure Data, Schema …
- Xác định thông tin của mẫu nội dung (Source information): Mẫu nội dung có hay & độc đáo hay không?, nó viết về cái gì, ở đâu? trên internet có nơi nào nhắc đến nội dung từ website này hay không? vân vân & mây mây …
- Kiểm tra có trùng lặp nội dung: Nếu mẫu nội dung của bạn bị trùng lặp -> Quá trình đánh giá dữ liệu kết thúc và sắp xếp thứ hạng cho mẫu nội dung này cực kỳ thấp.
Nếu mẫu nội dung không trùng lắp thì trải qua quá trình sau đây …
Chấm điểm mẫu nội dung & phân loại:
Google chấm điểm mẫu nội dung dựa trên 2 yếu tố cốt lõi
Nội dung (Content): Nội dung có giá trị và đầy đủ hay không? có giải quyết được vấn đề người dùng đang tìm kiếm hay không, có được viết từ một tác giả uy tín hay không? …
Liên kết (Links): Links có 2 loại đó là liên kết có thể nhận dạng được và liên kết tìm ẩn
- Liên kết có thể nhận dạng: Liên kết nội bộ (Internal link), liên kết hướng ra ngoài website (External link), liên kết trỏ về từ trang khác (Backlink)
Trong đó backlink là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất chiếm khoảng 70% - Liên kết ẩn: Brand mentions (thương hiệu được nhắc đến trên internet), quy mô thương hiệu offline …
Liên kết tìm ẩn đòi hỏi người dùng phải có thêm hành động như: Tìm kiếm, truy cập … - Các yếu tố cốt lõi để đánh giá liên kết: Số lượng liên kết, sức mạnh & độ uy tín liên kết, traffic, brand signals, anchor …
Mời xem thêm: Hướng dẫn link building tiết kiệm, an toàn & bền vững nhất (đang viết)
Đánh giá tín hiệu người dùng:
Quá trình đánh giá dữ liệu người dùng xảy trong đồng thời và liên tục trong lúc lập chỉ mục tạm thời và mẫu nội dung đã được xếp hạng, chính vì thế mới có trường hợp lên top & tụt top.
Traffic là một yếu tố cốt lõi để google đánh giá tín hiệu người dùng:
Các loại traffic cơ bản: Referral traffic (lượng truy cập từ trang giới thiệu – backlink) Social traffic (lượng truy cập từ các trang mạng xã hội – zalo, facebook, linkedin …) Direct traffic (lượng truy cập trực tiếp) Organic traffic (lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm) PPC (lượng truy cập từ quảng cáo vd google ADS) ..
Khi đã có dữ liệu lượng truy cập, Google tiến hành đánh giá và phân loại tín hiệu người dùng:
Tỉ lệ click vào kết quả (CTR), tỉ lệ bỏ trang (Bounce Rate), tỉ lệ thoát (Exit Rate), thời gian trên trang (Time on page), có tương tác trên trang hay không? …
Mời xem thêm: Series cách tăng tín hiệu người dùng hoàn toàn miễn phí (đang viết)
Xếp hạng mẫu nội dung:
Sau khoảng thời gian 15-45 ngày thì quá trình đánh giá mẫu nội dung của google hoàn tất, google tiến hành xếp hạng kết quả mẫu nội dung của website bạn. Lúc này mẫu nội dung của bạn top hay không top được phản ánh khá chính xác.
Nếu bạn đã top google, hãy cố gắng duy trì bằng cách cải thiện tín hiệu người dùng. Nếu chưa top hãy cố gắng audit lại mẫu nội dung về mặt chất lượng và trải nghiệm người dùng, cố gắng đẩy mạnh thêm traffic & backlink.
Cách SEO website hiệu quả nhất năm 2020 – Plan SEO mẫu
Phân tích sản phẩm – dịch vụ
Đầu tiên trong một kế hoạch SEO bạn phải phân tích được sản phẩm & dịch vụ của doanh nghiệp mình một cách tổng quan và chi tiết nhất để trả lời được câu hỏi:
- Thị trường có chấp nhận dịch vụ – sản phẩm của công ty bạn hay không?
- Trên môi trường internet cụ thể là kênh SEO có đối thủ hay chưa và họ như thế nào?
- Địa điểm khách hàng của bạn nhắm đến là gì: Toàn thế giới, tại Việt Nam, hay một tỉnh thành cụ thể?
- Chân dung khách hàng của bạn là gì? Chất lượng sản phẩm – dịch vụ có thỏa mãn được người dùng hay không?
Từ đó bạn sẽ nắm được những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để lên một chiến dịch SEO hợp lý.
Tìm kiếm & phân tích từ khóa cần SEO
Tùy vào độ lớn doanh nghiệp, tính chất sản phẩm – dịch vụ. Viện IT sẽ gợi ý đến bạn quy trình tìm kiếm và phân tích từ khóa SEO cơ bản như sau:
Bước 1: Đầu tiên bạn hãy list ra và thống kê vào file excel khoảng 3-100 từ khóa chính về sản phẩm dịch vụ sau đó chia ra thành 5 nhóm chính cơ bản:
Mình sẽ lấy ví dụ một của một dự án đã triển khai, 1 từ khóa chính Ống inox :
- Từ khóa thương hiệu: Từ khóa + với thương hiệu (vd: Ống inox Đại Dương)
- Từ khóa đặc tính: Từ khóa + đặc tính của sản phẩm (vd: Ống inox trang trí, ống inox công nghiệp, ống inox tròn, ống inox hộp, ống inox 304, ống inox 2 ly)
- Từ khóa mua hàng: Từ khóa + kêu gọi mua hàng (vd: Ống inox giá rẻ, nơi bán ống inox chất lượng)
- Từ khóa địa phương: Từ khóa + một local cụ thể (vd: Ống inox tại HCM)
- Từ khóa thông tin: Từ khóa + mô tả thông tin (vd: Bảng giá ống inox, ống inox dùng để làm gì?, quy trình sản xuất ống inox)
Tải ngay file mẫu nghiên cứu từ khóa mới nhất Tại Đây
file được chia sẻ từ anh Quang Silic trong bài viết cách nghiên cứu từ khóa
Bước 2: Phân tích danh sách từ khóa
Sau khi có được bảng danh sách từ khóa ở bước 1, để tiến hành phân tích bạn cần hiểu một số thuật ngữ cơ bản:
- Keyword Difficulty (KD): Độ khó của từ khóa
- Volume (SVA): Lượng tìm kiếm từ khóa theo tháng
- Trends: Dữ liệu tìm kiếm từ khóa theo thời gian
- Allintite: Số lượng chủ đề bài viết (tiêu đề) đã có trên google.
Công cụ phân tích từ khóa tiếng việt miễn phí
Hôm nay mình sẽ giới thiệu một công cụ phân tích từ khóa hoàn toàn miễn phí, mà chức năng theo mình đánh giá là rất tốt và đáng để dùng đó chính là Rtool
Một số ưu điểm nổi bật:
- Do người việt phát triển nên có hướng dẫn tiếng việt & giao diện sắp xếp rất trực quan
- Miễn phí: Bản miễn phí bạn có thể check được một lượng giới hạn, tuy ít những rất hữu ích đối với những anh em SEOer mới cần làm quen.
- Chức năng: Rtool là một bộ công cụ đầy đủ cho anh em SEOer từ phân tích từ khóa, đối thủ, check allintitle, check trùng lặp nội dung, ahrefs miễn phí ….
- Tốc độ: Do có server được đặt trong nước và hệ thống được tối ưu nên tool check cự kỳ nhanh và mượt.
Anh em có thể truy cập rồi đăng ký tài khoản miễn phí của bộ công cụ phân tích từ khóa của Rtool – Keyword Explorer tại đây
Sau khi đăng ký tài khoản thành công. Trong giao diện Rtoool chọn menu Keyword - Keyword Explorer - Nhập từ khóa cần phân tích, chọn ngôn ngữ, chọn vị trí - Tiến hành phân tích.
Sau khi đã có số liệu bạn hãy lưu lại các chỉ số này vào file excel.
Một số công cụ phân tích từ khóa có phí khác
Anh em có thể tham khảo một vài công cụ phân tích từ khóa nổi tiếng trên thế giới khác. Đặc điểm chung của những tool này là phí khá cao, nhưng đừng lo lắng nếu bạn mới bắt đầu có thể tìm mua ở các nhóm mua chung giá giao động chỉ từ 100-300 nghìn / tháng, sau khi bạn đã có thu nhập từ công việc SEO rồi hãy nhớ mua bản quyền chính chủ để ủng hộ tác giá nhé.
Phân tích đối thủ một cách đầy đủ nhất
Để tìm danh sách đối thủ, đầu tiên bạn dùng list từ khóa chính ở trên sau đó tiến hành search google, chọn 5-30 domain kết quả đầu tiên để làm đối thủ. Tương tự như vậy với những từ khóa chính khác, bạn đã có danh sách website đối thủ khá nhiều rồi đó.
Theo mình nhận thấy trong cộng đồng SEO hiện nay, rất nhiều anh em phân tích đối thủ chỉ dựa trên bề nổi, những gì thấy trước mắt.
Hãy phân tích kỹ từng đối thủ qua các tiêu chí như sau:
- Onpage: Là những tối ưu về mặt bên trong website, đối với onpage bạn có thể dễ dàng phân tích dựa trên check list cố định với các chỉ số như: URL, title, h1, h2, meta description, image, internal, external, response code, responsive, https, structured data, speed …
Công cụ để phân tích onpage: Screaming Frog SEO Spider - Content: Phân tích số lượng bài đã index, số lượng từ khóa lên top, rồi tiến hành đánh giá nội dung có chất lượng hay không?
- Backinks: Phân tích số lượng Backlinks và Referring domains
Công cụ để phân tích: Ahrefs (lưu ý chỉ tham khảo vì nó chưa đủ & không chính xác tuyệt đối, vì đối thủ có thể dùng thủ thuật 301, chặn bot ahrefs, disavow …) - Traffic: Cố gắng phân tích số lượng traffic trung bình hàng tháng của đối thủ đến từ Referral traffic, Social traffic, Direct traffic hay Organic traffic … và ước tính số lượng trung bình của từng loại.
- Signal: Cần phân tích độ phổ biến thương hiệu (Brand Mention) của đối thủ trên môi trường internet.
Mời xem thêm: Hướng dẫn phân tích đối thủ SEO chi tiết nhất (đang viết)
Thiết kế / Audit website chuẩn SEO
Sau khi đã có danh sách từ khóa và phân tích đối thủ lúc này tiến hành thiết kế website chuẩn SEO (chưa có website bạn có thể đăng ký tại đây) hoặc audit website chuẩn SEO (đã có website) theo checklist mẫu từ Viện IT.
Tiêu chí website chuẩn SEO cơ bản
- Tên miền chuẩn SEO: Ngắn gọn dễ nhớ, nên sử dụng thương hiệu và có liên quan đến ngành nghề.
- Tốc độ website: Server/hosting cần tối ưu nhanh nhất có thể, chất lượng cao, location đúng vị trí nhóm khách hàng.
- Thiết kế đáp ứng (Responsive Design): Có giao diện thân thiện với điện thoại di động, máy tính bảng …
- Nên cài chứng chỉ bảo mật HTTPS
- Tối ưu cấu trúc: Danh mục sản phẩm, dịch vụ, bài viết cần thiết kế hợp lý phục vụ người dùng, nội dung được phân cấp rõ ràng, dễ theo dõi và phân tích
- Tiêu đề (Title): Có thể trùng với thẻ H1, nên chứa từ khóa, gây tò mò hấp dẫn để tăng CTR (tỉ lệ nhập chuột) …
- Thẻ mô tả (Meta Description): Nên chứa từ khóa, mô tả ngắn gọn, hấp dẫn và thu hút …
- Thẻ Heading: Mỗi Landing page nên duy nhất 1 thẻ H1, đối với H2, H3, H4 … hỗ trợ làm rõ nghĩa cho heading trước đó.
- Đường dẫn (URL): Ngắn gọn, chứa từ khóa, chữ thường, không dấu, ngăn cách bằng dấu gạch ngang, không dùng tiếng viết có dấu & chứa ký tự đặc biệt.
- Nội dung: Không trùng lặp, cung cấp đầy đủ & vượt xa mong đợi của người đọc.
- Từ khóa: Không spam cố nhồi nhắc từ khóa, cố gắng viết bài thật tự nhiên và cung cấp thông tin hữu ích, nên sử dụng những từ khóa cùng nghĩa, từ khóa ngữ nghĩa tiềm ẩn (LSI).
- Internal link & External link: Nên sử dụng internal link trong bài viết để nhóm các chủ đề liên quan, sử dụng external link uy tín để giải thích thêm và tăng độ uy tín của bài viết.
- Hình ảnh: Mỗi thẻ heading nên có hình ảnh mô tả, ảnh nên được geotag, kích thước vừa màn hình hiển thị & được tối ưu dung lượng, không trùng lặp, tối ưu file name, title, alt cho ảnh …
- Tối ưu và sử dụng đúng cách: Robots.txt, Sitemap, trang lỗi 404, redirect …
Mời xem thêm: [Series] Hướng dẫn thiết kế website bằng WordPress từ A-Z chuẩn SEO không cần biết code (đang update)
Thiết lập và khai báo website với Google
Sau khi thiết kế website xong, bạn hãy khai báo, kết nối và thiết lập với các dịch vụ google:
- Khai báo Google Search Console: Giúp bạn đo lường lưu lượng truy cập từ tìm kiếm và hiệu suất của trang web, khắc phục vấn đề và tăng thứ hạng của trang web trong kết quả Google Tìm kiếm
- Kết nối Google Analytics (GA): Giúp bạn có thể xem báo cáo & phân tích, thống kê dữ liệu từ website
- Tạo và tối ưu Google My Business: Khi tạo và xác thực Google Maps cho doanh nghiệp, đều đó đồng nghĩa với việc bạn đã có một trang Google My Business. Hãy tối ưu & hoạt động mạnh trên Google My Buissiness, đây là một điểm cộng cực kỳ hiệu quả trong một chiến lực SEO.
Xây dựng Social Media
Một thương hiệu lớn và uy tín sẽ hoạt động nhiều và mạnh trên một hoặc nhiều kênh social, sau khi hoàn thành website hãy cố gắng tạo ra những kênh mạng xã hội phổ biến như: Fanpage facebook, Youtube, Linkedin, Twitter, Pinterest, Flick … .
Social cũng là nơi lý tưởng để tạo lập & xác thực Entity. Giúp google dễ dàng nhận biết, xác thực và tin tưởng doanh nghiệp bạn hơn.
Mẹo: Hãy cố gắng tạo hệ thống Social bằng tên thương hiệu, tất cả thông tin doanh nghiệp để đồng nhất, liên kết hệ thống social này với nhau và xác thực kết nối với website bằng schema.
Hơn nữa, Social là một kênh khai thác traffic chất lượng, dồi dào & miễn phí. Hãy hoạt động mạnh, tạo cộng đồng và chia sẻ những gì tốt nhất.
Tải ngay 300+ list Social DR 80-100 miễn phí
file được chia sẻ từ anh La Trọng Nhơn Ladigi
Sản xuất nội dung hữu ích: 5 cách viết bài chuẩn SEO
Content is king đều này đã đúng và luôn đúng trong lĩnh vực digital marketing. Rất may mắn Content là tiêu chí dễ nhất để bạn vượt qua đối thủ. Một số lưu ý trong sản xuất content như sau:
- Tuyệt đối không sử dụng spin content (dùng tool trộn xào nấu nội dung)
- Nên sử dụng cụm chủ đề (Topic cluster) thay vì những sử dụng 1 bài viết cho 1 chủ đề riêng lẻ.
- Tổng hợp nội dung chính của top 10 đối thủ, hãy cố gắng viết nội dung đầy đủ, chính xác và hay hơn họ
- Ngoài từ khóa chính hãy tìm kiếm những từ khóa phụ, từ khóa bóng ma có volume cao nhưng allinttile thấp (phantom keywords) cùng ngành nghề để phát triển chủ đề kéo traffic
- Viết thêm những chủ đề nâng cao – sáng tạo – công trình nghiên cứu, để khẳng định là một chuyên gia trong lĩnh vực đó, đối với người đọc & google.
Mời xem thêm: Cách tìm kiếm phantom keywords nhanh & chính xác nhất (đang update)
Xây dựng Author, một chuyên gia thực thụ
Để một website có nội dung thực sự uy tín chất lượng, nội dung cần định danh và từ một tác giả uy tín trong ngành. Có nhiều cách để sở hữu tác giả là chuyên gia.
- Đã nổi tiếng: Khi đã có 1 person nổi tiếng, bạn chỉ cần xác thực & kết nối vào website. VD: Một ngày đẹp trời Diễn viên hài Trấn Thành viết blog hướng dẫn về hài. Điều tất nhiên bài viết trên blog này sẽ chất lượng & uy tín hơn 1 người bình thường nào đó viết.
- Xây dựng sự nổi tiếng: Bạn hoàn toàn có thể xây dựng 1 tác giả nổi tiếng từ con số 0. Giống như mình, đang cố gắng xây dựng – Hòa Huỳnh trở thành một chuyên gia uy tín trong lĩnh vực SEO, giống như vincent do của GTVSEO đang làm.
Một số cách giúp bạn xây dựng authority như:
- Mỗi chuyên mục sẽ có 1 hoặc nhiều tác giả phụ trách nếu nhiều mảng, nhiều kiến thức khác nhau.
- Trong mỗi bài viết nên có phần nhỏ giới thiệu về tác giả.
- Tên, chức vụ … tác giả ở đầu hoặc cuối bài viết
- Tác giả nên có 1 website riêng, hoặc 1 trang riêng giới thiệu về tác giả và chứa những bài viết của họ
- Xây dựng hệ thống social, xuất hiện ở nhiều forum chuyên ngành, có nhiều website khác hoặc báo chí nói về tác giả đó.
Cuối cùng, hãy kết nối Person đó vào website bằng Schema.
Đang viết: Hướng dẫn xây dựng một chuyên gia thực thụ trên internet.
Xây dựng liên kết – Link building
Các bạn thường nghĩ link building chỉ đơn thuần là đi backlink, đúng nhưng chưa đủ, ngoài backlink cần tối ưu internal link & external link.
Internal link (liên kết nội bộ trong website)
Nên sử dụng từ khóa chính cho menu website, trỏ liên kết nội bộ ở các bài viết liên quan, sử dụng liên kết neo (có thể dùng plugins TOC+), với bài đăng mới nên để hiển thị ở trang chủ khoảng 2-10 ngày để nhận sức mạnh.
External link (liên kết ra website khác)
Khi xây dựng external link, mỗi bài viết nên tối thiểu 1-3 liên kết trỏ ra ngoài liên quan, để bổ sung giải nghĩa cho những đều trong bài viết nhắc đến nhưng cần xác thực hoặc hiểu thêm. Nên sử dụng trích dẫn nguồn tham khảo kiểu APA (Hiệp hội tâm lý Mỹ American Psychological Association)
Lưu ý: Không nên link out ra site đối thủ quá nhiều.
Backlink (liên kết từ website khác đến)
Khi xây dựng backlink bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tìm kiếm & xây dựng backlink như sau:
- Social: Xây dựng liên kết từ các trang social, blog. web 2.0 …
- Forum – diễn đàn: Tận dụng tối đa link forum còn chất lượng và bắt buộc phải có độ liên quan. Đối với những forum ko lấy được link thì vẫn hoạt động bình thường, hoặc khai thác link profile, tập trung xây dựng cho authort & brand mentions để tăng singal
- Guest Post: Tận dụng nguồn trao đổi guest post của nhiều group, hoặc mua guest post số lượng vừa phải những site chất lượng (đặc biệt là money site) viết bài thật sự hữu ích đối với 2 bên, và hãy quản lý guest post một cách có hệ thống
- Link Comment: Link từ comment đa số là nofollow và link attribute ugc, vì vậy sức mạnh tuy yếu, nhưng nếu link có traffic thì rất tuyệt vời. Hãy tìm và để lại những bình luận thực sự hữu ích.
Mời xem thêm: Cách tìm kiếm và kiểm soát Guest post hiệu quả & khoa học.
- GSA: Không nên chú trọng quá nhiều vào GSA khi chưa hiểu rõ về nó. Link từ GSA đa số là spam, bạn có thể dễ dàng oder GSA nhưng đừng vội sử dụng chúng vào site chính, tốt nhất chỉ nên đi GSA vào site phụ, vệ tinh, 2.0 …
- PBN: Bạn có thể tự xây dựng hệ thống PBN, tuy nhiên hiện nay dịch vụ cung cấp PBN khá nhiều. Hãy sử dụng hợp lý, nên sử dụng PBN vào những lúc cần rank top
- Link báo chí: Backlink tuyệt vời và chất lượng nhất có lẽ là link từ báo chí, nếu kinh phí dự án bạn dư dả bạn có thể mua bài PR từ các trang báo lớn như vnexpress, báo thanh niên, báo tuổi trẻ… với giá khoảng từ vài triệu – vài chục triệu / bài
Lưu ý: Đối với dạng text link báo chí số lượng lớn cần sử dụng cẩn thận, nên để link brand, từ khóa + brand hoặc link trần, tỉ lệ hợp lý so với số lượng link tổng thể.
Thời gian và tỉ lệ đi link cần lưu ý: Website mới nên đi link ít & đều trong vài tháng đầu sau đó tăng dần số lượng. Dành những link chất lượng nhất và có thể kiểm soát để trỏ anchortext chính xác.
Fake tín hiệu người dùng
Hiện nay bạn có thể fake tín hiệu người dùng bằng cách như:
- Bơm traffic: Mua traffic từ tool, trao đổi traffic để cải thiện số lượng traffic và những chỉ số như CTR, Bounce Rate, Exit Rate, Time on page…
Lưu ý hiện tại google đã rất thông minh để quét được nguồn traffic có thật và chất lượng hay không? hãy tìm hiểu & nghiên cứu kỹ, cẩn trọng khi dùng con giao 2 lưỡi này. - Tự click: Bạn có thể tự click, nhờ người thân hoặc thuê để click website trên google search.
Lưu ý phải tính toán được lượng click từng từ khóa hợp lý, traffic trên nhiều user & IP khác nhau…
Mời xem thêm: Cách lên top bằng cách fake tín hiệu người dùng hoàn toàn miễn phí (đang update)
SEO Audit cho website liên tục
SEO audit là bước cuối cùng cũng là bước phải làm thường xuyên, tốt nhất là 1 lần / tháng. Trong một dự án SEO, hãy cố gắng hệ thống dữ liệu & lưu lại nhật ký công việc trong dự án SEO của mình.
Để có thể audit website, đầu tiên bạn phải thiết lập được một bộ quy chuẩn SEO cho riêng dự án đó. Các bước audit website cơ bản như sau:
- Technical Audit: Kiểm tra và khắc phục các vấn đề kỹ thuật của website như Index & Crawl, Redirects, Encodeing & technical factors, URL, Link, Image, Onpage, Localizatio.
- Backlink Audit: Tìm lọc disavow và bổ sung những baclink kém chất lượng, link không traffic, link không index, backlink bị gỡ – xóa.
- Content Audit: Quét, nhận dạng và lọc nội dung mỏng, kém chất lượng, trùng lặp. Khắc phục bằng cách gọp bài viết / xóa bài viết … rồi bổ sung bài viết chất lượng mới vào.
Vài lời chia sẻ:
Như vậy, mình đã chia sẻ toàn bộ kiến thức Cách SEO Web lên TOP nhờ hiểu Google vận hành mới nhất. Đây là bài viết đầu tiên về SEO, nên khá tâm huyết với mình và muốn chia sẻ với toàn bộ anh em. Bài viết này là một khung sườn để mình phát triển thêm nội dung từ cơ bản đến nâng cao, hãy mạnh dạn để lại nguồn nếu copy nội dung của mình nhé!
Nếu hay và hữu ích hãy like, share, follow website để theo dõi những bài viết tiếp theo của mình nhé!
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần hỗ trợ hãy kết nối với mình qua facebook, nhóm rseo Việt Nam hoặc để lại bình luận dưới đây (có duyệt backlink cho những bạn comment hữu ích). Mình sẽ ưu tiên cố gắng giải đáp sớm nhất.
Chúc các bạn thành công!
Biên tập: Huỳnh Hòa – Founder Viện IT
Bài viết quá hay và chi tiết. Mong bạn chia sẻ nhiều hơn nữa
Cảm ơn anh đã ghé Blog SEO Viện IT
Những thông tin mà anh chia sẻ thực sự rất hữu ích và chi tiết đối với những người có kinh nghiệm còn non kém như em. Đa phần các thông tin này, có phần em triển khai rồi và có phần vẫn còn tương đối mới mẻ. Em sẽ thử áp dụng để xem hiệu quả có đảm bảo hơn trước giờ em vẫn hay mày mò triển khai hay không.
Cảm ơn anh đã chia sẻ những thông tin hữu ích này đến mọi người, và trong đó có em. Hy vọng rằng những thông tin trong phần tiếp theo sẽ ngày càng hữu ích hơn nữa.
Cảm ơn em đã góp ý 🙂
Làm hết theo các bước như trong bài top ko anh nhỉ ? 😀
Thực ra phải áp dụng sườn và tư duy vào dự án thực tế của anh, vì mỗi dự án án mỗi cách seo khác nhau.
Admin biên tập content chất thật, ý tưởng nhiều ghê, không biết làm thế nào để được như vậy
Cảm ơn anh đã đóng góp ý kiến, đó là động lực để em cho ra đời nhiều bài viết hướng dẫn về SEO chất hơn nữa!
Bài viết của bạn rất hay và chi tiết. Cố gắng phát huy thêm nữa nhé
Bài viết rất hay và chi tiết. Mặc dù khá dài nhưng đọc menu cũng nắm được cụ thể một số nội dung. Sẽ lưu lại và ngâm cứu dần. Mong anh có thể chia sẽ thêm nhiều kiến thức hay nữa.
Cảm ơn anh đã ghé Blog SEO Viện IT.
Bài viết rất chuẩn, rất mong bạn có nhiều bài viết giúp mọi người hiểu hơn về seo
Cảm ơn bạn, site bạn hiện tại không vào được nên mình đã xóa link, khi nào site sẵn sàng quay lại mình sẽ chèn link lại nhé!
Bài viết hay quá, đã đọc hết và ngộ ra nhiều điều. Cảm ơn anh đã chia sẻ nhé !
Cảm ơn anh đã ghé Blog SEO Viện IT. Nhớ ủng hộ những bài viết sắp tới của mình nhé!
Bác cho em hỏi những bài viết dạng sản phẩm (như thiết kế biệt thự A, như thiết kế biệt thự B, như thiết kế biệt thự C) thì làm cách nào để gộp chúng ?
Bạn có thể tạo 1 landing page “thiết kế biệt thự” content đầy đủ nhưng ko cần chi tiết, giới thiệu và đều hướng về ABC nha bạn!
Bài viết khá đầy đủ và mang tính chuyên sâu. Mong Ad có thêm nhiều bài hay như này nữa. Chúc bạn thành công!
Cảm ơn anh đã ghé Blog SEO Viện IT. Nhớ ủng hộ những bài viết sắp tới của em nhé!
Cảm ơn bài viết của bạn, mình cũng mới theo đuổi con đường này nhưng hiện tại cũng chưa nắm bắt được nhiều, nhiều lúc rối bời không biết phải làm như thế nào, bài viết của bạn đã chia sẻ những thông tin rất hữu ích với mình, hy vọng bạn sẽ chia sẻ tiếp những kinh nghiệm hữu ích trong tương lai, thân ái!
Lúc đầu mình cũng như vậy, rất may mắn là trên cộng đồng SEO có một vài người chia sẻ bằng cái Tâm nên học hỏi cũng được khá nhiều. Giờ mình góp nhặt, tổng hợp và kinh nghiệm để chia sẻ đến anh em. Hy vọng sẽ có ích!
Bài viết khá hay và mang tính chuyên sâu. Hy vọng Ad ra thêm nhiều bài viết hay như này nữa. Chúc bạn thành công!
Nhớ ủng hộ những bài viết sắp tới của mình nhé! Cảm ơn bạn đã ghé thăm Blog SEO của Viện IT.
Cảm ơn anh, em newbie nên rất cần những bài viết chất lượng đầy đủ như thế này. Gỡ rối khá nhiều từ bài viết này!!
Cảm ơn bạn đã ghé Blog SEO của Viện IT. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích đến bạn!
Thank bài viết tâm huyết từ tác giả, hi vọng được hòa huỳnh chia sẻ nhiều hơn nữa 😀
Cảm ơn anh đã ghé Blog SEO của Viện IT. Nhớ ủng hộ những bài viết sắp tới của mình nhé!
Bài viết rất chi tiết và tâm huyết. Cố gắng ra thêm nhiều bài nữa nhé bác. Cảm ơn bác.
Cảm ơn anh đã ghé Blog SEO Viện IT. Nhớ ủng hộ những bài viết sắp tới của mình nhé!
Chào đồng hương QNg, kiến thức chia sẻ rất bổ ích. Hy vọng bạn viết các nội dung trong phần đang update.
Dạ chào anh, Rất vui được làm quen và kết nối qua facebook ạ 🙂
cám ơn anh, làm xong như này seo top 0 luôn, hihi
Đường lên TOP còn cheo leo lắm bạn ơi 🙂 Cảm ơn bạn đã ghé Blog SEO Viện IT.
bài viết rất tâm huyết và hưu ích
xin được học hỏi và chia sẻ với bác
Cảm ơn anh đã ghé Blog SEO Viện IT. Nhớ ủng hộ những bài viết sắp tới của mình nhé!
cảm ơn bài viết rất hữu ích cho cộng đồng.
Dạ cảm ơn anh đã ghé Blog SEO của Viện IT
Mình cũng đang làm SEO nghiệp dư.
Bạn vui lòng chỉ giúp mình plugin tạo mục lục tên là gì vậy?
Mình cám ơn.
Trong bài phần internal link có nói đến đó bạn. Plugins (Table of Contents Plus) nha bạn
Bài viết rất hay và rất đẩy đủ.
Em cảm ơn anh!
Chân thành cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến, đó là động lực để mình cho ra đời nhiều bài viết hướng dẫn về SEO chất hơn nữa!